Nhận định, soi kèo Real Chikkamagaluru vs FC Agniputhra, 17h00 ngày 13/1: Tưng bừng bắn phá
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo NAC vs Heerenveen, 22h45 ngày 12/1: Mãn nhãn -
Ca sĩ Trịnh Việt Cường qua đời do đột quỵTang lễ nhạc sĩ Trịnh Việt Cường diễn ra từ ngày 18/4 đến trưa 19/4 tại Nhà quàn Peak, California. Sau đó, gia đình đưa linh cữu ông đi an táng.
Thông tin nhạc sĩ Trịnh Việt Cường qua đời khiến nhiều đồng nghiệp bất ngờ. Ca sĩ Phương Hồng Quế, NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Triệu Trang... chia buồn với mất mát của gia đình ông.
Trịnh Việt Cường dự định tháng 7 tới về Việt Nam tổ chức đêm nhạc, mời các giọng ca quen thuộc như Phương Dung, Quang Thành... nhưng đã không thể thực hiện.
Nhạc sĩ Trịnh Việt Cường sinh năm 1949 tại Sài Gòn. Ông từng là ca sĩ của Đoàn Ca nhạc kịch Bông Hồng với nghệ danh là Quốc Cường, được tiếp xúc với các tên tuổi lớn như Thẩm Thúy Hằng, Tú Trinh, Bạch Lan Thanh, Nguyễn Chánh Tín...
Khi định cư hải ngoại, ông đổi nghệ danh, chuyên tâm vào sáng tác. Các nhạc phẩm của ông có thể kể đến Em vẫn là em, Thương mẹ Việt Nam, Tiếng nhạn kêu sương, Đường về quê xưa, Nhật ký cho con…
Trong đó, bài Tự tình quê hươngviết cùng nhạc sĩ Nhật Ngân được khán giả biết đến nhiều nhất. Trịnh Việt Cường giao bài này cho ca sĩ Thùy Trang thể hiện, sau đó lan tỏa qua giọng các ca sĩ Tâm Đoan, Cẩm Ly, Lưu Ánh Loan...
Ở Mỹ, ngoài âm nhạc, Trịnh Việt Cường còn làm dịch vụ thông dịch, làm giấy tờ... Ông làm công việc này vì muốn hỗ trợ những đồng hương lần đầu sang Mỹ định cư. Dù vậy với ông, "hát và sáng tác là hơi thở sẽ theo tôi tới suốt cuộc đời”.
'Chuyện người đan áo' - Trịnh Việt Cường và Hương Lan
Nhạc sĩ Trịnh Việt Cường: Hát và sáng tác là hơi thở của tôi!Nhạc sĩ Trịnh Việt Cường giới thiệu tới khán giả yêu nhạc hai ca khúc: 'Em vẫn là em' và 'Người em xứ Huế'.
"> -
- Ngày 18/5, Bộ GD-ĐT có công văn gửi Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam về công tác tuyển sinh năm 2016 của các trường. Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị Hiệp hội tạo điều kiện hỗ trợ cho các trường liên kết thành nhóm xét tuyển chung, hạn chế bất cập thí sinh ảo.
Cụ thể, trong công văn Bộ GD-ĐT đề nghị Hiệp hội các trường ĐH,CĐ thông tin kịp thời, đầy đủ các quy định về tuyển sinh, kết quả tuyển sinh của trường theo đúng quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ hệ chính quy hiện hành và các văn bản hướng dẫn tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 của Bộ GD-ĐT.
Hiệp hội tạo điều kiện hỗ trợ cho các trường liên kết thành nhóm xét tuyển chung, hạn chế bất cập của thí sinh ảo, tạo thuận lợi cho nhà trường và thí sinh.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cần nắm bắt các vướng mắc phát sinh trong quá trình xét tuyển đại học, cao đẳng, tư vấn đưa ra các biện pháp hữu hiệu để xử lý kịp thời các tình huống. Ngoài ra, cần tuyên truyền những lợi ích thiết thực của việc đổi mới tuyển sinh để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Kết thúc tuyển sinh, Hiệp hội cần tổ chức rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới kỳ tuyển sinh năm 2017 và những năm tiếp theo.
Ông Văn Đình Ưng, trưởng Ban Thông tin, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho biết lãnh đạo Hiệp hội và một số trường thành viên đã có những trao đổi ban đầu về công văn của Bộ GD-ĐT. Hiệp hội rất hoan nghênh Bộ GD-ĐT hưởng ứng nhanh chóng, triển khai kịp thời chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kỳ thi năm 2016. Hiệp hội sẽ phối hợp Bộ GD-ĐT làm tốt kỳ tuyển sinh năm 2016.
Ông Ưng cũng cho biết Hiệp hội ủng hộ việc sử dụng phần mềm xét tuyển do Trường ĐH Thăng Long thực hiện. Đây là phần mềm đã được Trường ĐH Thăng Long giới thiệu từ năm 2014. Nếu phần mềm này chưa được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, Hiệp hội khuyến khích các trường lập nhóm xét tuyển sử dụng phần mềm này. Nếu nhóm có nhu cầu, Hiệp hội sẽ tư vấn về chuyên gia và kỹ thuật.
Được biết, hiện tại Hiệp hội đang vận động thành lập nhóm xét tuyển ở khu vực Đông Bắc với ĐH Thái Nguyên đứng ra chủ trì…
Hiệp hội cũng sẽ sớm có công văn phúc đáp Bộ GD-ĐT.
- Ngân Anh
-
Bán dẫn Trung Quốc đón chờ hàng loạt thương vụ IPO ‘bom tấn’Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch tự chủ công nghệ sau khi lĩnh vực bán dẫn nội địa bị tác động mạnh bởi các lệnh cấm vận Theo hồ sơ gửi lên sàn giao dịch, công ty sản xuất bán dẫn điện tử Shaoxing Corp đang chào bán 1,69 tỷ cổ phiếu với giá 5,69 NDT/cổ phần để thu về 9,63 tỷ NDT trên sàn giao dịch STAR (mô hình gần giống Nasdaq tại Mỹ) thuộc Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải. Đợt mở bán chính thức bắt đầu kể từ ngày 26/4.
Trong trường hợp thành công, giá trị của đợt IPO lần này sẽ vượt qua đợt chào bán uỷ thác đầu tư bất động sản trị giá 7,84 tỷ NDT vừa diễn ra tháng trước, trở thành thương vụ lớn nhất khu vực châu Á từ đầu năm đến nay.
Công ty sản xuất bán dẫn Shaoxing, trụ sở tại tỉnh Chiết Giang, có doanh thu 4,6 tỷ NDT trong năm ngoái, dự kiến đạt giá trị vốn hoá 38,5 tỷ NDT sau khi IPO. Một đơn vị của SMIC đang trực tiếp nắm giữ 19,6% cổ phần công ty này, trong khi đó tập đoàn mẹ SMIC cũng sở hữu cổ phần tại một số cổ đông hàng đầu của Shaoxing.
Ngoài ra, công ty Changxin Memory Technologies - đối thủ địa phương của tập đoàn Samsung Electronics, cũng có kế hoạch nộp đơn IPO trong năm nay, động thái cho thấy Bắc Kinh đang tăng cường huy động nguồn lực để thúc đẩy lĩnh vực công nghệ nội địa.
(Theo Bloomberg)
Cuộc suy thoái bán dẫn kéo dài hơn dự kiến nhưng đã chạm đáy
Giới phân tích nhận định, lĩnh vực bán dẫn đang chứng kiến sự suy giảm nghiêm trọng nhất trong hơn một thập kỷ qua và tình trạng này sẽ kéo dài hơn dự kiến, do nhu cầu đối với linh kiện ô tô suy yếu, kèm theo doanh số PC và smartphone sụt giảm.">